Các phiên bản của chủng loại súng АК Súng_trường_tự_động_Kalashnikov

АКMSU báng gấp, nòng ngắnPhiên bản АКS bắn tự động

Các biến thể do Liên Xô và Nga sản xuất

Mặc dù thiết kế vào năm 1947 nhưng quân đội Liên Xô chính thức sử dụng АК-47 vào năm 1949, đến năm 1951 thì toàn bộ quân đội Xô Viết đã sử dụng АК-47. Sau đó, kiểu cải tiến của АК-47 là АКM ra đời vào năm 1959 và được sử dụng rộng rãi vào năm 1961. Năm 1974, kiểu АК-74 ra đời với nhiều cải tiến, đặc biệt là sử dụng cỡ đạn 5,45 mm nhỏ hơn nhưng có trọng lượng phần sau đầu đạn lớn hơn phần trước để tăng sức sát thương đối mục tiêu mềm, thay cho cỡ đạn cũ là 7,62 mm. Đến năm 1996, khi nhược điểm của loại đạn này thể hiện trong thực tế (sức xuyên phá kém hơn so với đạn 7,62mm), người Nga bắt đầu sản xuất các biến thể dùng lại cỡ đạn 7,62 mm với các mẫu АК mới từ phiên bản АК-103 và hiện nay là phiên bản АК-107.

Để phát triển công nghiệp vũ khí, từ năm 2001, Nga tiếp tục sản xuất song song hai phiên bản АК-107 và АК-108. Trong đó, АК-107 sử dụng đạn tiêu chuẩn Warsawa 5,45x39 mm và phiên bản АК-108 có cấu tạo, tính năng như phiên bản АК-107 nhưng thay đổi đường kính nòng để sử dụng đạn tiêu chuẩn NATO 5,56x45 mm.

Nhà sản xuất vũ khí lớn nhất của Nga Izhmash đã thiết kế mẫu súng trường Kalashnikov mới thay thế các khẩu АК đã cũ. Loại mới, được gọi là АК-12, có khả năng sử dụng linh hoạt hơn và có gần 20 chi tiết cải tiến so với loại cũ.[29] Các quan chức của Izhmash cho biết, АК-12 có những tính năng đặc biệt, tạo ra sự khác biệt lớn với các loại súng khác và có thể trở thành mô hình cho sự phát triển của súng trường tấn công trong tương lai.[30]

Bộ Nội vụ Nga đã tỏ ý quan tâm đến АК-12 và đã yêu cầu chế tạo hàng trăm khẩu để thử nghiệm. Bộ Quốc phòng Nga thì chưa tỏ ý quan tâm do còn tồn kho đến 7 triệu khẩu АК-74[31] nên sẽ không có kế hoạch đặt mua thêm bất kỳ loại súng nào trong năm 2012[32]. Loại súng này đã gây ra các cuộc tranh luận vào thời điểm chưa có thông tin nào ngoài hình ảnh được công bố, điểm dễ nhận biết nhất của АК-12 so với АК-47 và АК-74 nhất là phần thanh răng để gắn các phụ kiện nhưng báo chí Nga cho rằng chi tiết này chẳng có gì mới so với các súng trường tấn công M-16 của Mỹ, Negev của Israel hay các sản phẩm của Đức, và hỏi là loại súng này có cải tiến đủ nhiều và thêm các chức năng đủ để có thể được gọi là súng thế hệ thứ năm chưa nên một số báo chí Nga đã gọi АК-12 là một sự "lừa phỉnh" khi gọi АК-12 là súng thế hệ thứ năm[33]. Còn hiện tại thì việc thử nghiệm АК-12 do Bộ Nội vụ tiến hành cho kết quả rất tốt[34].

Năm 2012, Hãng sản xuất АК của Nga Izhmash đã suýt chút nữa tuyên bố phá sản do tình hình tài chính bi đát. Vào năm 2011, Izmash lỗ hơn 80 triệu USD với sản lượng sản xuất giảm đến 45% về giá trị.[35] Lý do quan trọng nhất là АК-47 bị sản xuất lậu ở khắp nơi trên thế giới với số lượng lớn và rẻ hơn nhiều so với mua chính hãng tại Nga. Trên thị trường vũ khí toàn cầu thì tràn ngập АК được sản xuất lậu ở các nước như: Belarus, Bulgari, Romania, Serbia, ở các quốc gia châu Phi... và đặc biệt là ở Trung Quốc[36]. Sau đó công ty đã sáp nhập và trở thành một chi nhánh của tập đoàn nhà nước Rostexnology của Nga để tái cơ cấu và tiếp tục sản xuất cũng như tiếp tục nghiên cứu phát triển các mẫu mã mới[37]. Đây cũng chính là lý do khiến cho Liên Xô (nay là Nga) ít (hoặc không bao giờ) xuất khẩu các mẫu như AK-74, RPK-74, AK-12, RPK-16 vì Nga sợ các nước khác, nhất là Trung Quốc, sẽ làm nhái những khẩu súng này một cách chắp vá (vì không có công nghệ) với giá rẻ rồi đem bán cho các nước nghèo ở châu Phi, các tổ chức khủng bố, các băng đảng,... để kiếm lời, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của Kalashnikov Concern (tiền thân là Izhmash Factory)

Thông số cơ bản và tính năng của một số phiên bản АК

Phiên bảnThời kỳĐặc điểmKích thước
ф đầu đạn х độ dài đạn
(mm)
Độ dài toàn bộ/
Độ dài khi
gập báng (mm)
Chiều dài
nòng súng
(mm)
Trọng lượng
(với hộp đạn rỗng)
(kg)
Tốc độ bắn
lý thuyết
(phát/phút)
Tầm bắn
sát thương
Sơ tốc đầu
đạn m/giây
АК-47Liên XôPhiên bản đầu tiên7,62×398704154,3600800710
АКMLiên Xô, NgaPhiên bản cải tiến vỏ máy súng, nòng, bộ phận ngắm và các bộ phận gỗ. Có thêm chụp đầu nòng bù giật làm tăng hiệu quả chụm đạn khi bắn liên thanh.7,62×398704153,146001000715
АК-74Liên Xô, NgaPhiên bản của Nikonov, dùng loại đạn mới 5,45×39mm5,45×399404153,3600-6501000900
АКS74ULiên XôPhiên bản АК-74 nòng ngắn, báng gấp cho lính dù5,45×39730/490206,52,7700500735
АК74MLiên XôPhiên bản АК-74 cải tiến5,45×39934/7054153,636501000900
АК-101NgaPhiên bản xuất khẩu5,56×45943/7004153,66001000910
АК-102NgaPhiên bản АК-101 nòng ngắn5,56×45824/5863143,2600500850
АК-103NgaPhiên bản xuất khẩu7,62×39934/7054153,66001000715
АК-104NgaPhiên bản АК-103 nòng ngắn7,62×39824/5863143,2600500670
АК-105NgaPhiên bản thu ngắn của АК-745,45×39824/5863143,2600500840
АК-107NgaPhiên bản kết hợp của АК-101 và АК-74 với hệ thống lên đạn kiểu lùi tự động cân bằng (BARS)5,45×39943/7004153,88501000900
АК-108NgaPhiên bản АК-107 dùng cỡ đạn của NATO5,56×45943/7004153,89001000910
АК-12NgaPhiên bản mới nhất của dòng súng trường Kalashnikov5,45×39945/7254153,3600-7001000880–900
АК-15NgaĐược Tập đoàn Kalashnikov phát triển theo chương trình "Ratnik" và nó được lên kế hoạch thay thế súng trường tấn công АК-1037,62×39945/7254153,3600-7001000715
AEK-971NgaBiến thể do Sergey Koksharov thiết kế5,45×39965/7204203,53800-9001000900
AN-94 [38]NgaBiến thể do Gennadiy Nikonov thiết kế5,45×39943/7284054,081800/6001000900

Một số biến thể ở các nước khác

АКMŁ của Ba LanАК-2000P của Trung QuốcValmet M76 của Phần LanSa 58 do Tiệp Khắc sản xuấtKWZ-88 do Ba Lan sản xuấtKhẩu INSAS do Ấn Độ sản xuấtKhẩu AIM do Rumani sản xuấtАКMŁ: Do Ba Lan sản xuất, có kính ngắm hồng ngoại khuếch đại ánh sáng yếu dùng để xạ kích ban đêm, ống giảm thanh gắn ở đầu nòng còn có tác dụng hạn chế chớp lửa đầu nòng khi xạ kích. Các bộ phận này có thể tháo rời được.Súng trường tự động kiểu 56: Do Trung Quốc sản xuất lậu theo mẫu АК-47. Tất cả các bộ phận đều làm từ thép và gỗ, súng nặng 5,1 kg (kể cả đạn), dưới đầu nòng súng gắn một lưỡi lê gập giống CKC.АК-2000P: Do Trung Quốc phát triển từ K-56, có thêm loa che lửa đầu nòng, báng gập hai tầm, toàn bộ các bộ phận bằng gỗ được thay bằng nhựa composit và hợp kim.Valmet M76: Do Phần Lan sản xuất dựa trên thân, nòng, băng đạn, cơ cấu trích khí và khóa nòng lùi của АК-47. Cơ cấu ngắm bắn được thay bằng thước ngắm tương tự khẩu Carbine M2 và đẩy lùi về cuối hộp khóa nòng, tăng độ dài đường ngắm cơ bản, đầu nòng có sử dụng loa che lửa và giảm giật, báng súng bằng nhựa hoặc ống lồng giảm xóc.Sa 58-JH: Còn gọi là АК Tiệp, do Tiệp Khắc sản xuất trên mẫu АК-47. Nòng súng, thân súng và các bộ phận kim loại hầu hết được thay bằng hợp kim cứng và nhẹ hơn, trọng lượng súng giảm xuống 4,5 kg (kể cả đạn). Không có thay đổi lớn so với nguyên mẫu. Riêng báng súng được làm cong xuống nhiều hơn hoặc báng gấp, báng liền với tay nắm bóp cò.Karabinek wz. 1988 Tantal: Do Ba Lan chế tạo. Hai thay đổi lớn nhất là báng súng gập về một bên, có nòng phụ rời với loa che lửa và lỗ thoát khí giảm giật được lắp bằng ren xoáy vào nòng chính để tăng tầm bắn. Ngoài ra còn có một phiên bản nòng phụ dài hơn, trang bị thêm kính ngắm dùng cho lính bắn tỉa.INSAS: Biến thể АК do Ấn Độ sản xuất. So với АК nguyên bản, INSAS có độ dài nòng lớn hơn, sử dụng đạn tiêu chuẩn riêng của Ấn Độ cũng với cỡ nòng 7,62 mm, có lắp thêm tay xách để người lính tiện mang theo khi di chuyển, Khe ngắm và cụm chỉnh tầm được đẩy về cuối hộp khóa nòng như loại Valmet M76 của Phần Lan. AIM: Mẫu АК do Rumani sản xuất, thường được gọi là АК Rumani. Toàn bộ cấu tạo, chất liệu đều như АК nguyên bản. Ốp che tay dưới bằng gỗ được chế thêm một tay cầm phụ ngắn song song với băng đạn để giữ súng chắc hơn khi xạ kích. RK-62: Mẫu АК-47 do Phần Lan chế tạo, với báng súng có thể gập được, cùng một vài thay đổi về hệ thống ngắm bắn.IMI Galil: Thiết kế dựa trên RK-62 của Phần Lan, do IMI Ltd. của Israel sản xuất.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Súng_trường_tự_động_Kalashnikov http://english.peopledaily.com.cn/200610/02/eng200... http://kalashnikov-weapons-museum.ak47-guide.com/c... http://www.cbsnews.com/stories/2007/07/06/world/ma... http://www.foxnews.com/story/0,2933,288456,00.html http://www.medialb.com/forumi/detaje.asp?forumi=22... http://blogs.reuters.com/oddly-enough/2007/06/14/m... http://www.strategypage.com/dls/articles/20030423.... http://www.upi.com/International_Security/Industry... http://www.washingtonpost.com/wp-dyn/content/artic... http://www.ak-47.net/ak47/galil.html